Đan Thượng – Miền ký ức – Di tích tâm linh (Kì 4): Cổ lai tự
CỔ LAI TỰCổ Lai tự là chùa Cổ Lai, vốn là ngôi chùa chung của Đan Thượng và Đan Hà, nay thuộc Đan Hà. Chùa tọa lạc trên chòm đất cao hơn mặt ruộng gần 2m giữa cánh đồng giáp ga Đoan Thượng. Qua cổng chùa có đường ra chợ Đan ...
Nội dung
CỔ LAI TỰ
Cổ Lai tự là chùa Cổ Lai, vốn là ngôi chùa chung của Đan Thượng và Đan Hà, nay thuộc Đan Hà. Chùa tọa lạc trên chòm đất cao hơn mặt ruộng gần 2m giữa cánh đồng giáp ga Đoan Thượng. Qua cổng chùa có đường ra chợ Đan Thượng (xưa gọi là chợ Đan Hà).
Chùa trước đây khá khang trang, có gác chuông, tượng phật, đông tấp nập. Ông cụ thân sinh ra tôi là Hà Tiến Phụng có kể lại rằng khi giành được chính quyền, tháng 8/1945 ông được phân công gác kho gạo, muối để ở chùa này.
Cũng như số phận nhiều công trình tín ngưỡng khác trong vùng, thời gian và chiến tranh, hoàn cảnh đã hủy hoại, chùa chỉ còn đá kê cột to, chạm hoa văn cánh sen đẹp. Chùa mới được xây cất lại.
Cổng chùa Cổ lai tự và dấu tích đá kê cột chùa cũ
Đầu năm Ất mùi – 2015 tôi có dịp gặp cụ Lê Văn Long (85 tuổi) là Hội trưởng phật giáo xã cho biết chùa Cổ Lai trước đây chung với Đan Thượng, sau này thuộc đất Đan Hà nên làm mới lấy tên là Hà Linh Tự.
Theo gia phả họ Hà Viết ở Đan Thượng cho hay trước đây có cụ Hà Kim Quán là con thứ 3 của cụ Hà Kim Loan (đã nói ở phần trên) làm lý trưởng Đan Thượng đồng thời cụ còn làm Hội Chủ “Do chung quả hội” của cả Đan Thượng, Đan Hà và trụ sở tại Cổ Lai tự. Đây là tổ chức tự nguyện, hướng tới cái thiện, cái đẹp, mà cụ Hà Tiến Phụng cho rằng những người này đã vận động, quyên góp để đúc chuông chùa. Quả chuông đó đã bị bán đi sau này. Có chuyện thú vị là khi làm Lễ hội ở chùa Chén phải làm lễ tắm Phật, ở chùa Cổ Lai trước đó là chùa chính, từ xưa đã có qui mô lớn, tổ chức và hoạt động nề nếp.
Cụ Lê Văn Long (trái), cụ Hà Văn Xi (phải) trong Ban quản lý chùa Hà Linh tự
Theo Hương ước của làng được ghi nhận năm 1942 xác định lễ Kỳ cầu ở Cổ Lai ngày 15 tháng 3 được chi tới 10 đồng, Lễ Thường tân 10 tháng 10 chi 7 đồng. Ruộng Hậu ở đây có 2 mẫu, 7 sào, 14 thước do nhà chùa quản lý, phải nộp cho làng 2 thúng gạo/năm, còn lại chi dùng tại chùa. Chùa Hà Linh được xây dựng lại không được như xưa nhưng hoạt động tốt, đáp ứng nhu cầu tâm linh, thực hiện tinh thần đạo pháp và dân tộc, hộ quốc an dân.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng nhưng tỉnh táo trước những biểu hiện lợi dụng để hoạt động trái pháp luật và tích cực đấu tranh với những biểu hiện truyền đạo trái phép, mê tín dị đoan, không loại trừ tình trạng ấu trĩ, kém hiểu biết, thương mại hóa, buôn thần bán thánh. Tư tưởng của đạo Phật là Từ - bi - hỷ - xả, giải thoát tham – sân – si, khuyến thiện, trừng ác… Ai cũng có thể tìm hiểu và vận dụng trong đời sống hàng ngày. Bất giác tôi nhớ đến câu nói của nhà bác học Anhxtanh, tác giả thuyết tương đối và bằng cái chết của mình phản đối Mỹ sử dụng phát minh của ông để chế tạo bom nguyên tử, đại ý là: Tôn giáo không có khoa học thì mù quáng, khoa học không có tôn giáo thì khập khiễng. Chúng ta cùng suy ngẫm câu nói của Các-Mác “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.
Cổ Lai tự là chùa Cổ Lai, vốn là ngôi chùa chung của Đan Thượng và Đan Hà, nay thuộc Đan Hà. Chùa tọa lạc trên chòm đất cao hơn mặt ruộng gần 2m giữa cánh đồng giáp ga Đoan Thượng. Qua cổng chùa có đường ra chợ Đan Thượng (xưa gọi là chợ Đan Hà).
Chùa trước đây khá khang trang, có gác chuông, tượng phật, đông tấp nập. Ông cụ thân sinh ra tôi là Hà Tiến Phụng có kể lại rằng khi giành được chính quyền, tháng 8/1945 ông được phân công gác kho gạo, muối để ở chùa này.
Cũng như số phận nhiều công trình tín ngưỡng khác trong vùng, thời gian và chiến tranh, hoàn cảnh đã hủy hoại, chùa chỉ còn đá kê cột to, chạm hoa văn cánh sen đẹp. Chùa mới được xây cất lại.
Cổng chùa Cổ lai tự và dấu tích đá kê cột chùa cũ
Đầu năm Ất mùi – 2015 tôi có dịp gặp cụ Lê Văn Long (85 tuổi) là Hội trưởng phật giáo xã cho biết chùa Cổ Lai trước đây chung với Đan Thượng, sau này thuộc đất Đan Hà nên làm mới lấy tên là Hà Linh Tự.
Theo gia phả họ Hà Viết ở Đan Thượng cho hay trước đây có cụ Hà Kim Quán là con thứ 3 của cụ Hà Kim Loan (đã nói ở phần trên) làm lý trưởng Đan Thượng đồng thời cụ còn làm Hội Chủ “Do chung quả hội” của cả Đan Thượng, Đan Hà và trụ sở tại Cổ Lai tự. Đây là tổ chức tự nguyện, hướng tới cái thiện, cái đẹp, mà cụ Hà Tiến Phụng cho rằng những người này đã vận động, quyên góp để đúc chuông chùa. Quả chuông đó đã bị bán đi sau này. Có chuyện thú vị là khi làm Lễ hội ở chùa Chén phải làm lễ tắm Phật, ở chùa Cổ Lai trước đó là chùa chính, từ xưa đã có qui mô lớn, tổ chức và hoạt động nề nếp.
Cụ Lê Văn Long (trái), cụ Hà Văn Xi (phải) trong Ban quản lý chùa Hà Linh tự
Theo Hương ước của làng được ghi nhận năm 1942 xác định lễ Kỳ cầu ở Cổ Lai ngày 15 tháng 3 được chi tới 10 đồng, Lễ Thường tân 10 tháng 10 chi 7 đồng. Ruộng Hậu ở đây có 2 mẫu, 7 sào, 14 thước do nhà chùa quản lý, phải nộp cho làng 2 thúng gạo/năm, còn lại chi dùng tại chùa. Chùa Hà Linh được xây dựng lại không được như xưa nhưng hoạt động tốt, đáp ứng nhu cầu tâm linh, thực hiện tinh thần đạo pháp và dân tộc, hộ quốc an dân.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng nhưng tỉnh táo trước những biểu hiện lợi dụng để hoạt động trái pháp luật và tích cực đấu tranh với những biểu hiện truyền đạo trái phép, mê tín dị đoan, không loại trừ tình trạng ấu trĩ, kém hiểu biết, thương mại hóa, buôn thần bán thánh. Tư tưởng của đạo Phật là Từ - bi - hỷ - xả, giải thoát tham – sân – si, khuyến thiện, trừng ác… Ai cũng có thể tìm hiểu và vận dụng trong đời sống hàng ngày. Bất giác tôi nhớ đến câu nói của nhà bác học Anhxtanh, tác giả thuyết tương đối và bằng cái chết của mình phản đối Mỹ sử dụng phát minh của ông để chế tạo bom nguyên tử, đại ý là: Tôn giáo không có khoa học thì mù quáng, khoa học không có tôn giáo thì khập khiễng. Chúng ta cùng suy ngẫm câu nói của Các-Mác “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.