HÀ TÔN MỤC
CÔNG THẦN HÀ TÔN MỤC
Những năm cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, chế độ tập quyền quân chủ chuyên chế Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Nhà Lê suy vong, quyền lực rơi vào tay họ Trịnh. Xã hội rối loạn, đạo lý suy vi.
Ở Phương Bắc, vương triều nhà Minh sụp đổ bởi các cuộc xung đột với nhà nước phong kiến Mông Cổ và các cuộc nổi dậy liên tục của tầng lớp nông dân. Triều đại nhà Thanh - một triều đại hùng mạnh của phong kiến Trung Quốc ra đời với nhiều thay đổi trong đối nội và đối ngoại. Theo dấu chân các vương triều trước, nhà Thanh bắt đầu thực hiện ý đồ xâm chiếm Đại Việt.
Hà Tôn Mục lớn lên và thực hiện công nghiệp của một sĩ phu yêu nước, thương dân trong bối cảnh lịch sử đầy biến động ấy.
Ông sinh ngày 25 tháng 9 năm Quý Tỵ (1653) tại xã Tỉnh Thạch, tổng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Nay là xã Tùng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh).
Tổng Phù Lưu nằm bên sông Nghèn, ngoảnh nhìn lên Hồng Lĩnh, dãy núi từng được xem là “Đệ nhất danh sơn” của xứ Hoan Châu. Như là đất “Giang sơn tụ khí”, vùng đất này đã sản sinh ra nhiều công thần, danh tướng có đóng góp to lớn cho đất nước: Hai cha con Đặng Tất, Đặng Dung, Thượng thư Nguyễn Văn Giai, Thượng thư Phan Đình Tá, Học sỹ Trần Đức Mậu, đô đốc tướng quân hầu Hồ Thế Bài…
Dòng tộc Hà Tôn (Hà Tông) được lịch sử ghi nhận là một dòng tộc “văn hiến”, các đời đều có người trụ cột của đất nước. Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) là cháu bảy đời của Hà Tôn Trình (1431 - 1507) (Hà Công Trình 1434 – 1511) từng là Thượng thư bộ Binh, bộ Hình, bộ Công, Tế tửu Quốc Tử Giám, (Nhập thị Kinh diên) thời Lê sơ.
Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) thông minh từ nhỏ. 7 tuổi thông Thi, Lễ, 11 tuổi thuộc văn sách, 21 tuổi trúng Trường sinh, 23 tuổi trúng Hương giải. Năm 33 tuổi (1688) đỗ Tiến sỹ được dự kỳ thi Ứng chế, khoa thi do vua ra đề bài và làm chủ khảo dành cho các Tiến sỹ mới đỗ. Vua Lê Hy Tông chấm Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) đỗ đầu.
Sau khi đỗ Đình nguyên tam giáp Tiến sỹ, năm 1688, Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) được triều đình nhà Lê (Lê Hy Tông) bổ nhiệm làm Đốc đồng hai xứ Tuyên - Hưng (Tuyên Quang và Hưng Yên). (Tuyên Quang và Hưng Hóa
Năm Chính Hòa thứ 14 (1693), Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) đỗ khoa Đông các, khoa thi cũng do vua làm chủ khảo dành cho các Tiến sỹ đã làm quan. Sau đó ông làm Nội tán thủy sư (coi việc thủy quân) kiêm Biên tu Quốc tử giám. Năm Đinh Sửu (1697), ông được bổ nhiệm làm Phủ doãn phủ Phụng Thiên (Thủ hiến kinh kỳ Thăng Long).
“Nhà Lê từ trung hưng trở về sau, giường mối vua tôi không rõ rệt, thế nước ngày một suy yếu dần…” (Việt sử thông giám cương mục, quyển XXXIV). Biên giới phía Bắc, nhất là vùng đất Bảo Lạc (Cao Bằng) và xứ Tuyên Quang, thời gian này thường xuyên bị quân nhà Thanh quấy rối, lấn chiếm, lính phòng thủ biên giới không ngăn nổi. Với quan điểm hòa hảo, giữ thế cân bằng để tránh chiến tranh, tháng 4 năm Kỷ Mùi, Chính Hòa thứ 20 (1699), (Thanh: năm Khang Hy thứ 38), Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) cùng Nguyễn Hành kinh lý vùng đất biên giới Tuyên Quang. Ông đã gửi thư cho Sầm Trì Phượng ở châu Triều Trấn Yên của nhà Thanh dụ bảo về lý lẽ mọi việc. Sầm Trì Phượng đáp thư, nhận lỗi và rút quân về. Nhân dân vùng biên giới lại được sống yên ổn. Sau sự việc trên, Trịnh Cán khen Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) có tài và Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) được thăng Tự khanh, Nguyễn Hành thăng Đô cấp sự.
Để giữ mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, giữ gìn bờ cõi đất nước và bảo đảm đời sống bình yên cho nhân dân, năm Nhâm Ngọ 1702, Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) được cử làm Chánh sứ sang hội kiến với triều đình nhà Thanh. Với tài năng lỗi lạc của mình, Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ông đã đặt nền móng cho bang giao hữu nghị giữa Trung Quốc - Việt Nam, kéo dài thời kỳ hòa bình ngót thế kỷ. Cũng trong lần đi sứ này, với trí thông minh tuyệt vời, Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) đã ứng xử tinh thông, sắc sảo khiến vua Khang Hy phải trọng nể đề tặng ba chữ: Nhược, Xung, Hiên (Nghĩa là: khiêm nhường, thông minh, khí phách cao cả), được Quốc tử giám Trung Quốc khắc gỗ, sơn son.
Sau đó, Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) được phong Tả thị lang bộ Hình, tước Hoan lĩnh nam. Ba năm sau, năm Bính Tuất (1706), Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) lại được phong giữ chức Tham chính xứ Sơn Nam (Nam Hà, Ninh Bình, Thái Bình ngày nay)
Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) mất ngày 17 tháng 3 năm Đinh Hợi (1707) tại quê nhà, hưởng thọ 55 tuổi. Đánh giá công trạng của ông, các triều Lê, Nguyễn đã có 8 đạo sắc phong.
Sắc phong năm Chính Hòa 14 (1693) viết: Sắc phong Hà Tông Mục người có tâm thuật, giỏi gánh vác việc công, am tường từ chương.
Sắc phong năm Vĩnh Thịnh thứ ba (1707) viết:” Sắc quang tiến Vinh lộc đại phu Bồi tụng. Hình bộ Tả thị lang Hoan lĩnh nam Hà Tôn Mục, dự trúng Tiến sỹ, trải giữ các chức, phụng sự lâu năm, đi sứ phương Bắc, chăm lo việc nước có công, nay mất khi tại chức, thực đáng xót thương.
Chuẩn y tặng: Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu (hàm chánh nhất phẩm) Công bộ Thượng thư, Hoan lĩnh tử, đặt thụy (tên sau khi chết) là Mẫn Đạt.
Trải qua 19 năm (1688 - 1707) Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) đã đốc hết tâm, sức cho non sông đất nước. Ông là một tướng lĩnh tài ba, một nhà ngoại giao xuất sắc, một người viết sử chỉnh chu, trung thực. Ông là một tác giả cuốn Đại Việt sử ký tục biên, bộ sử lớn của nhà nước phong kiến thời Lê được lưu truyền đến ngày nay.
Điều cần nhấn mạnh khi nói về bậc công thần Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) là tấm lòng ân tình và tư tưởng dân chủ, công bằng, yêu thương con người bao la của ông. Một hiện tượng hiếm có trong lịch sử là khi ông còn sống, nhân dân quý trọng, yêu thương ông mà lập đền thờ gọi là Sinh từ. Trong bia Sùng chỉ có đoạn viết: “Công (tức Hà Tôn Mục) (Hà Tông Mục) đối với quê hương ơn sâu, đức dày, có nhiều công ngăn trừ tai họa, xóm làng đều bội phục, xin tôn thờ công và phu nhân làm hương tổ phụ mẫu…” Đáp lại thịnh tình này, Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) nói: “Việc trung cần đối với nước, việc hiều thuận đối với nhà, ăn ở hòa mục với dân làng là chức phận đương nhiên của tôi vậy. Sau này kẻ hậu sinh có chí thì noi theo, có lòng thì cảm nhận. Ngày nay mọi người đã suy nghĩ như vậy (lập sinh từ) cũng là lẽ trời, lòng người. Nay xin tự tạ” (Lời ký về việc suy tôn)
Ông là mẫu mực của đạo làm quan, sự toàn vẹn riêng, chung và là mẫu mực của đạo làm người. Mất ở tuổi 55, cái tuổi đã “tri thiên mệnh”, điều ông nhớ đầu tiên là nhớ về hai người mẹ. Trong di chúc, ông viết: “Danh vọng và sự nghiệp của ta là nhờ ở hai người mẹ. Một bà sinh ra ta và một bà họ Đỗ (mẹ vợ) cần được ghi nhận và tế tự cùng tổ tiên muôn đời”. Trong di chúc này, còn thấy ông quản lý chặt chẽ từng quan tiền, thước ruộng, chia cho con cháu, biếu tặng người nghèo công bằng, phân minh. Không những thế, Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) còn chú ý đến tính nết, hoàn cảnh, sự hy sinh của từng người trong gia đình, trong dòng họ, trong làng, xã. Cô con gái Hà Thị Thụy vì tàn tật nên được chia thêm một mẫu ruộng; thưởng cho con gái Hà Thị Chuyên tính tình tằn tiện, cần cù với việc nhà, một mẫu để mua sắm quần áo.
Và đây là đoạn di chúc ông viết về hai người vợ: “Hai người vợ của ta; một người là con gái trưởng dòng họ Vũ thôn Thuần Chân, xã nội Thiên Lộc là Vũ Thị Lâm, hiệu Từ Tĩnh, từ nhỏ đã kết tóc xe duyên cùng ta, theo chồng làm lụng, chăm nom cửa nhà; một người là con gái trưởng của quan huyện thừa Thanh Hà (Hải Dương), họ Vũ quê ở xã Ngọc Trì, huyện Lang Tài, thuộc Kinh Bắc… Xưa kia phụ thân ta giỏi về phương pháp chữa bệnh, nhân khi chữa khỏi bệnh cho họ, họ muốn gả con gái cho ta, khi ta xa cách gia đình, muốn gả con gái cho người khác, nhưng vợ ta giữ nghĩa nhất định không chịu… Bà nhạc mẫu họ Đỗ của ta, khi ta du học ở kinh đã chăm lo cho ta mọi vệc học hành sách vở, quần áo cho đến dụng cụ học tập nhất nhất đều lo liệu chu đáo. Đợi đến 10 năm khi con gái lớn lên mới gả cho ta, công lao đầy tình nghĩa ấy không bao giờ ta quên được”.
Để tưởng nhớ, tôn vinh một tài năng quân sự, chính trị, ngoại giao, văn học lỗi lạc, một con người sáng ngời đạo làm người, đạo làm quan, sự nghiệp toàn vẹn riêng chung, nhân dân và dòng họ Hà Tôn (Hà Tông) đã lập đền thờ Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) tại quê hương ông. Nhà nước phong kiến qua các triều đại đều có phong sắc thần và cử người về thăm viếng. Hiện nay, nhà thờ Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) đã nhiều lần được đầu tư tu bổ, tôn tạo, gồm nhà Bái đường, nhà Thượng điện với 30 hiện vật có giá trị, nằm trên một vùng đất có diện tích trên 5.000m2, (1200m2) ở độ cao 300m (3m – 4m)so với mặt nước biển.
Nơi đây thu hút khách thập phương về ngưỡng mộ, tưởng nhớ một con người “...Kiện tướng chốn khoa trường, bậc minh hương nơi văn tự…, lòng nhân vang rộng khắp, dồn sức lực vào việc quốc gia, kính trời, thương người… Công lao khắp xã tắc, khắc chữ vào vạc, ghi tên lên cờ để chiếu sáng cho hậu thế và lưu đến vô cùng…” (bia Sùng chỉ).
Dữ liệu trên căn cứ vào
1/Hà Công Trình:
- Gia phả họ Hà viết năm 1683, 1745, 1780
- Văn bia TS Quốc Tử Giám khoa thi 1466 có tên Hà Công Trình
2. Hà Tông Mục:
- Gia phả họ Hà (nt)
- Văn bia TS Quốc Tử Giám 1688 có tên Hà Tông Mục
- Đại Việt sử ký toàn thư toàn tập NXB Thời Đại H.2011, tr9 dòng 16 dl viết: Hoằng Tín đại phu, Bồi tụng, Phụng thiên phủ doãn, tri thủy sư, thần Hà Tông Mục.
- Các Sắc phong cho Hà Tông Mục thời Lê đều mang tên Hà Tông Mục. Đến triều Nguyễn kiêng húy người ta gọi là Hà Tôn Mục. Nay nên gọi đúng tên ông
3. Hai xứ Tuyên Hưng là các xứ Tuyên Quang và Xứ Hưng Hóa
Theo Wikipedia tiếng Việt, Hành chính Đàng Ngoài thời Lê trung hưng: xứ Hưng Hóa thời Lê Tung hưng tiếp giáp với Trung Quốc và Lào Cai bao gồm: Văn Bàn, Thủy Vĩ, Chiêu Tấn, Quảng Lăng, Hợp Phì, Tủy Phụ, Hoàng Nham, Lễ Tuyền, Tung Lãng, Khiêm Lai, Luân Thuận, Tuần Giáo, Ninh Biên, Quyngf Nhai, Sơn La, Mai Sơn, Yên, Phù Hoa, Đà Bắc, Mã Nam, Mai, Thanh Xuyên, Yên Lập, Văn Chấn và Trấn Yên.
4. Diện tích đất đền thờ Hà Tông Mục theo bản đồ địa chính 2014 chỉ 1200m2.
5. Sắc phong của họ Hà và Hà Tông Mục
Ở Phương Bắc, vương triều nhà Minh sụp đổ bởi các cuộc xung đột với nhà nước phong kiến Mông Cổ và các cuộc nổi dậy liên tục của tầng lớp nông dân. Triều đại nhà Thanh - một triều đại hùng mạnh của phong kiến Trung Quốc ra đời với nhiều thay đổi trong đối nội và đối ngoại. Theo dấu chân các vương triều trước, nhà Thanh bắt đầu thực hiện ý đồ xâm chiếm Đại Việt.
Hà Tôn Mục lớn lên và thực hiện công nghiệp của một sĩ phu yêu nước, thương dân trong bối cảnh lịch sử đầy biến động ấy.
Ông sinh ngày 25 tháng 9 năm Quý Tỵ (1653) tại xã Tỉnh Thạch, tổng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Nay là xã Tùng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh).
Tổng Phù Lưu nằm bên sông Nghèn, ngoảnh nhìn lên Hồng Lĩnh, dãy núi từng được xem là “Đệ nhất danh sơn” của xứ Hoan Châu. Như là đất “Giang sơn tụ khí”, vùng đất này đã sản sinh ra nhiều công thần, danh tướng có đóng góp to lớn cho đất nước: Hai cha con Đặng Tất, Đặng Dung, Thượng thư Nguyễn Văn Giai, Thượng thư Phan Đình Tá, Học sỹ Trần Đức Mậu, đô đốc tướng quân hầu Hồ Thế Bài…
Dòng tộc Hà Tôn (Hà Tông) được lịch sử ghi nhận là một dòng tộc “văn hiến”, các đời đều có người trụ cột của đất nước. Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) là cháu bảy đời của Hà Tôn Trình (1431 - 1507) (Hà Công Trình 1434 – 1511) từng là Thượng thư bộ Binh, bộ Hình, bộ Công, Tế tửu Quốc Tử Giám, (Nhập thị Kinh diên) thời Lê sơ.
Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) thông minh từ nhỏ. 7 tuổi thông Thi, Lễ, 11 tuổi thuộc văn sách, 21 tuổi trúng Trường sinh, 23 tuổi trúng Hương giải. Năm 33 tuổi (1688) đỗ Tiến sỹ được dự kỳ thi Ứng chế, khoa thi do vua ra đề bài và làm chủ khảo dành cho các Tiến sỹ mới đỗ. Vua Lê Hy Tông chấm Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) đỗ đầu.
Sau khi đỗ Đình nguyên tam giáp Tiến sỹ, năm 1688, Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) được triều đình nhà Lê (Lê Hy Tông) bổ nhiệm làm Đốc đồng hai xứ Tuyên - Hưng (Tuyên Quang và Hưng Yên). (Tuyên Quang và Hưng Hóa
Năm Chính Hòa thứ 14 (1693), Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) đỗ khoa Đông các, khoa thi cũng do vua làm chủ khảo dành cho các Tiến sỹ đã làm quan. Sau đó ông làm Nội tán thủy sư (coi việc thủy quân) kiêm Biên tu Quốc tử giám. Năm Đinh Sửu (1697), ông được bổ nhiệm làm Phủ doãn phủ Phụng Thiên (Thủ hiến kinh kỳ Thăng Long).
“Nhà Lê từ trung hưng trở về sau, giường mối vua tôi không rõ rệt, thế nước ngày một suy yếu dần…” (Việt sử thông giám cương mục, quyển XXXIV). Biên giới phía Bắc, nhất là vùng đất Bảo Lạc (Cao Bằng) và xứ Tuyên Quang, thời gian này thường xuyên bị quân nhà Thanh quấy rối, lấn chiếm, lính phòng thủ biên giới không ngăn nổi. Với quan điểm hòa hảo, giữ thế cân bằng để tránh chiến tranh, tháng 4 năm Kỷ Mùi, Chính Hòa thứ 20 (1699), (Thanh: năm Khang Hy thứ 38), Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) cùng Nguyễn Hành kinh lý vùng đất biên giới Tuyên Quang. Ông đã gửi thư cho Sầm Trì Phượng ở châu Triều Trấn Yên của nhà Thanh dụ bảo về lý lẽ mọi việc. Sầm Trì Phượng đáp thư, nhận lỗi và rút quân về. Nhân dân vùng biên giới lại được sống yên ổn. Sau sự việc trên, Trịnh Cán khen Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) có tài và Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) được thăng Tự khanh, Nguyễn Hành thăng Đô cấp sự.
Để giữ mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, giữ gìn bờ cõi đất nước và bảo đảm đời sống bình yên cho nhân dân, năm Nhâm Ngọ 1702, Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) được cử làm Chánh sứ sang hội kiến với triều đình nhà Thanh. Với tài năng lỗi lạc của mình, Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ông đã đặt nền móng cho bang giao hữu nghị giữa Trung Quốc - Việt Nam, kéo dài thời kỳ hòa bình ngót thế kỷ. Cũng trong lần đi sứ này, với trí thông minh tuyệt vời, Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) đã ứng xử tinh thông, sắc sảo khiến vua Khang Hy phải trọng nể đề tặng ba chữ: Nhược, Xung, Hiên (Nghĩa là: khiêm nhường, thông minh, khí phách cao cả), được Quốc tử giám Trung Quốc khắc gỗ, sơn son.
Sau đó, Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) được phong Tả thị lang bộ Hình, tước Hoan lĩnh nam. Ba năm sau, năm Bính Tuất (1706), Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) lại được phong giữ chức Tham chính xứ Sơn Nam (Nam Hà, Ninh Bình, Thái Bình ngày nay)
Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) mất ngày 17 tháng 3 năm Đinh Hợi (1707) tại quê nhà, hưởng thọ 55 tuổi. Đánh giá công trạng của ông, các triều Lê, Nguyễn đã có 8 đạo sắc phong.
Sắc phong năm Chính Hòa 14 (1693) viết: Sắc phong Hà Tông Mục người có tâm thuật, giỏi gánh vác việc công, am tường từ chương.
Sắc phong năm Vĩnh Thịnh thứ ba (1707) viết:” Sắc quang tiến Vinh lộc đại phu Bồi tụng. Hình bộ Tả thị lang Hoan lĩnh nam Hà Tôn Mục, dự trúng Tiến sỹ, trải giữ các chức, phụng sự lâu năm, đi sứ phương Bắc, chăm lo việc nước có công, nay mất khi tại chức, thực đáng xót thương.
Chuẩn y tặng: Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu (hàm chánh nhất phẩm) Công bộ Thượng thư, Hoan lĩnh tử, đặt thụy (tên sau khi chết) là Mẫn Đạt.
Trải qua 19 năm (1688 - 1707) Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) đã đốc hết tâm, sức cho non sông đất nước. Ông là một tướng lĩnh tài ba, một nhà ngoại giao xuất sắc, một người viết sử chỉnh chu, trung thực. Ông là một tác giả cuốn Đại Việt sử ký tục biên, bộ sử lớn của nhà nước phong kiến thời Lê được lưu truyền đến ngày nay.
Điều cần nhấn mạnh khi nói về bậc công thần Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) là tấm lòng ân tình và tư tưởng dân chủ, công bằng, yêu thương con người bao la của ông. Một hiện tượng hiếm có trong lịch sử là khi ông còn sống, nhân dân quý trọng, yêu thương ông mà lập đền thờ gọi là Sinh từ. Trong bia Sùng chỉ có đoạn viết: “Công (tức Hà Tôn Mục) (Hà Tông Mục) đối với quê hương ơn sâu, đức dày, có nhiều công ngăn trừ tai họa, xóm làng đều bội phục, xin tôn thờ công và phu nhân làm hương tổ phụ mẫu…” Đáp lại thịnh tình này, Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) nói: “Việc trung cần đối với nước, việc hiều thuận đối với nhà, ăn ở hòa mục với dân làng là chức phận đương nhiên của tôi vậy. Sau này kẻ hậu sinh có chí thì noi theo, có lòng thì cảm nhận. Ngày nay mọi người đã suy nghĩ như vậy (lập sinh từ) cũng là lẽ trời, lòng người. Nay xin tự tạ” (Lời ký về việc suy tôn)
Ông là mẫu mực của đạo làm quan, sự toàn vẹn riêng, chung và là mẫu mực của đạo làm người. Mất ở tuổi 55, cái tuổi đã “tri thiên mệnh”, điều ông nhớ đầu tiên là nhớ về hai người mẹ. Trong di chúc, ông viết: “Danh vọng và sự nghiệp của ta là nhờ ở hai người mẹ. Một bà sinh ra ta và một bà họ Đỗ (mẹ vợ) cần được ghi nhận và tế tự cùng tổ tiên muôn đời”. Trong di chúc này, còn thấy ông quản lý chặt chẽ từng quan tiền, thước ruộng, chia cho con cháu, biếu tặng người nghèo công bằng, phân minh. Không những thế, Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) còn chú ý đến tính nết, hoàn cảnh, sự hy sinh của từng người trong gia đình, trong dòng họ, trong làng, xã. Cô con gái Hà Thị Thụy vì tàn tật nên được chia thêm một mẫu ruộng; thưởng cho con gái Hà Thị Chuyên tính tình tằn tiện, cần cù với việc nhà, một mẫu để mua sắm quần áo.
Và đây là đoạn di chúc ông viết về hai người vợ: “Hai người vợ của ta; một người là con gái trưởng dòng họ Vũ thôn Thuần Chân, xã nội Thiên Lộc là Vũ Thị Lâm, hiệu Từ Tĩnh, từ nhỏ đã kết tóc xe duyên cùng ta, theo chồng làm lụng, chăm nom cửa nhà; một người là con gái trưởng của quan huyện thừa Thanh Hà (Hải Dương), họ Vũ quê ở xã Ngọc Trì, huyện Lang Tài, thuộc Kinh Bắc… Xưa kia phụ thân ta giỏi về phương pháp chữa bệnh, nhân khi chữa khỏi bệnh cho họ, họ muốn gả con gái cho ta, khi ta xa cách gia đình, muốn gả con gái cho người khác, nhưng vợ ta giữ nghĩa nhất định không chịu… Bà nhạc mẫu họ Đỗ của ta, khi ta du học ở kinh đã chăm lo cho ta mọi vệc học hành sách vở, quần áo cho đến dụng cụ học tập nhất nhất đều lo liệu chu đáo. Đợi đến 10 năm khi con gái lớn lên mới gả cho ta, công lao đầy tình nghĩa ấy không bao giờ ta quên được”.
Để tưởng nhớ, tôn vinh một tài năng quân sự, chính trị, ngoại giao, văn học lỗi lạc, một con người sáng ngời đạo làm người, đạo làm quan, sự nghiệp toàn vẹn riêng chung, nhân dân và dòng họ Hà Tôn (Hà Tông) đã lập đền thờ Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) tại quê hương ông. Nhà nước phong kiến qua các triều đại đều có phong sắc thần và cử người về thăm viếng. Hiện nay, nhà thờ Hà Tôn Mục (Hà Tông Mục) đã nhiều lần được đầu tư tu bổ, tôn tạo, gồm nhà Bái đường, nhà Thượng điện với 30 hiện vật có giá trị, nằm trên một vùng đất có diện tích trên 5.000m2, (1200m2) ở độ cao 300m (3m – 4m)so với mặt nước biển.
Nơi đây thu hút khách thập phương về ngưỡng mộ, tưởng nhớ một con người “...Kiện tướng chốn khoa trường, bậc minh hương nơi văn tự…, lòng nhân vang rộng khắp, dồn sức lực vào việc quốc gia, kính trời, thương người… Công lao khắp xã tắc, khắc chữ vào vạc, ghi tên lên cờ để chiếu sáng cho hậu thế và lưu đến vô cùng…” (bia Sùng chỉ).
Dữ liệu trên căn cứ vào
1/Hà Công Trình:
- Gia phả họ Hà viết năm 1683, 1745, 1780
- Văn bia TS Quốc Tử Giám khoa thi 1466 có tên Hà Công Trình
2. Hà Tông Mục:
- Gia phả họ Hà (nt)
- Văn bia TS Quốc Tử Giám 1688 có tên Hà Tông Mục
- Đại Việt sử ký toàn thư toàn tập NXB Thời Đại H.2011, tr9 dòng 16 dl viết: Hoằng Tín đại phu, Bồi tụng, Phụng thiên phủ doãn, tri thủy sư, thần Hà Tông Mục.
- Các Sắc phong cho Hà Tông Mục thời Lê đều mang tên Hà Tông Mục. Đến triều Nguyễn kiêng húy người ta gọi là Hà Tôn Mục. Nay nên gọi đúng tên ông
3. Hai xứ Tuyên Hưng là các xứ Tuyên Quang và Xứ Hưng Hóa
Theo Wikipedia tiếng Việt, Hành chính Đàng Ngoài thời Lê trung hưng: xứ Hưng Hóa thời Lê Tung hưng tiếp giáp với Trung Quốc và Lào Cai bao gồm: Văn Bàn, Thủy Vĩ, Chiêu Tấn, Quảng Lăng, Hợp Phì, Tủy Phụ, Hoàng Nham, Lễ Tuyền, Tung Lãng, Khiêm Lai, Luân Thuận, Tuần Giáo, Ninh Biên, Quyngf Nhai, Sơn La, Mai Sơn, Yên, Phù Hoa, Đà Bắc, Mã Nam, Mai, Thanh Xuyên, Yên Lập, Văn Chấn và Trấn Yên.
4. Diện tích đất đền thờ Hà Tông Mục theo bản đồ địa chính 2014 chỉ 1200m2.
5. Sắc phong của họ Hà và Hà Tông Mục