Hà Tông Huân
Hà Tông Huân sinh năm 1697 tại làng Vàng xã Kim Thành (nay là làng Ngọc Vực). Với tư chất thông minh từ nhỏ, năm 15 tuổi Hà Tông Huân đã đỗ thi hương. Đến khoa thi đình năm Bảo Thá thứ 5 (1724) đời vua Lê Dụ Tông, ông đỗ Bãng nhãn đình nguyên, là người đỗ cao nhất cả nước trong kỳ thi lúc ông 28 tuổi. Ông là người văn võ song toàn từng làm ở Viện Hàn Lâm rồi làm Đốc đồng Sơn Nam, Đốc trấn An Quảng, từng giải quyết công việc ở biên cương làm cho người Trung Quốc phải nể phục. Đến đời Cảnh Hưng ông được thăng làm Tả Thị lang bộ Hộ, sau làm phòng sát sứ ở Tây đạo và Nam đạo.
Năm 1945 ông được chúa Trịnh phong làm tham tụng trong phủ chúa (tương đương với Tể tướng) và được phong tước Kim Khê bá. Sau đó ông còn kiêm chức Tham đốc, có lần chỉ huy quân Tây đạo đi dẹp giặc ở vùng biên cương trấn Thanh Hoa. Thắng giặc trong trận này ông được thăng làm Thượng thưu bộ binh, phong tước Huy Xuyên hầu và vẫn phụ trách công việc ở Quốc Tử Giams. Năm 65 tuổi (1760) ông về hưu được gia phong hàm Thiếu Bảo, tước Huy Quận công. Trở về quê ông dựng một ngôi nhà bên sông để khi nhàn rỗi mời các cụ trong làng đến trò chuyện, “ chống gậy đi dép vui với gió xuân, gãy đàn uống rượu thưởng cùng trăng thu...”. Không lâu sau chúa Trịnh Cương lại mời ông ra làm bậc ngũ lão trong triều. Ông mất năm 1766, thọ 70 tuổi, được tôn hàm Thái phó.
Sách “ Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (viết vào thế kỷ 19) đã viết về ông như sau: “Ông bụng dạ thản nhiên, rộng rãi, không câu nệ việc nhỏ nhặt. Khi thi thố những công việc to tát việc gì cũng xong. Ở triều hơn 30 năm, trải làm tướng văn, tướng võ, công danh hiển hách”. Với tài năng và công danh nổi tiếng một thời, Hà Tông Huân – người con ưu tú của quê hương Yên Thịnh được xếp là một trong những “ người phò tá có công lao tài đức” thời Lê Trung Hưng. Tên ông được khắc trên bia ký Hà Tông Huân ở Ngọc Vực hiện nay đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa. Cuộc đời và sự nghiệp của ông mãi mãi được lưu danh sử sách, là niềm tự hào của nhân dân Yên Thịnh.
Trong lịch sử khoa bảng của huyện Yên Định, địa danh Kim Vực từ thế kỷ 18 đã trở nên nổi tiếng với nhiều người đỗ đạt được nên trên bảng vàng qua các kỳ thi. Số người đỗ hương cống thời Lê ở đây là 11 người chiếm số lượng cao nhất so với các làng khác trong huyện, chiếm tới 1/7 tổng số người đỗ hương cống của toàn huyện. Dòng họ Hà ở Kim Vực, sau Hà Tông Huân thì cả ba người con của ông đều đỗ hương cống: Hà Tông Trạch và Hà Tông Tự đỗ năm 1759, Hà Tông Trữ đỗ năm 1762. Khoa thi năm 1752 còn có Hà Tông Thái. Khoa thi năm 1762 có Hà Tôn Bái đỗ hương cống. Họ Hoàng ở Kim Vực cũng có 4 người đỗ hương cống là Hoàng Nguyễn Điển đỗ năm 1725, Hoàng Tông Khuyến đỗ năm 1756, Hoàng Huy Ninh đỗ năm 1759, Hoàng Thời Mậu đỗ năm 1762. Ngoài ra Kim Vực còn có Phạm Hà Bàn đỗ năm 1768, Lương Tốn đỗ năm 1783.
Ngày nay tiếp nối truyền thống hiếu học của các bậc tiền bối, các thế hệ con em trong xã đã và đang không ngừng học tập, rèn luyện để đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng đất nước. Nhiều người đã trở thành sĩ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang, nhiều cán bộ giữ vị trí quan trọng trong các cơ quan Nhà nước hoặc tiến sĩ trong các ngành khoa học.