HÀ TỘC - HỘI ĐỒNG HỌ HÀ VIỆT NAM
0983699386
Hà Công Thái

Hà Công Thái

Quận công Hà Công Thái

Hà Công Thái là người đầu tiên ở miền núi Thanh Hóa tìm đường liên lạc với Nguyễn Ánh. Ông cử người tâm phúc lặn lội vào tận Trấn Biên gặp chủ mới. Nguyễn Ánh mừng rỡ có người tâm phúc ém sẵn ở vùng thượng đạo Thanh Hóa. Sách Đại Nam thực lục ghi: “Năm Giáp Dần tháng 2 (1794), Thống lĩnh thượng đạo Thanh Hóa là Hà Công Thái sai người dâng biểu xin theo. Vua ban tứ hậu rồi bảo về, khiến chiêu tập quân nghĩa để hưởng ứng quân vua” (1).

Từ một thổ ty ở vùng núi xa xôi, tiếng tăm chưa vượt xa bản mường, Hà Công Thái đã bước lên vũ đại chính trị. Ông xây dựng một đạo quân, chuẩn bị đón quân Nguyễn ở các huyện miền tây Thanh Hóa. Chính quyền của Quang Toản biết rõ nhưng không đủ lực để đánh dẹp. Ông lại cho người vào Gia Định gặp Nguyễn Ánh. “Năm Canh Thân (1800) tháng 4, phiên thần Thanh Hóa là khâm sai chánh thống lĩnh quận công Hà Công Thái sai người dâng biểu xin tập hợp bọn thổ tù và sửa sang binh khí để theo bọn thượng đạo tướng quân Nguyễn Văn Thụy đi đánh giặc. Vua khen tốt, cho bọn thuộc hạ và Phạm Công Thọ, Hà Công Hợp, 14 người làm cai cơ và cai đội theo thứ bậc khác nhau” (2).

Quan hệ giữa Hà Công Thái với Nguyễn Ánh được xây dựng từ thời Nguyễn Ánh còn ở Trấn Biên, Gia Định và không phải chỉ một mình Hà Công Thái tìm cách liên lạc với Nguyễn Ánh. Chính Nguyễn Ánh đã sai người ra Thanh Hóa tìm gặp ông. “Lấy Nguyễn Văn Toan và Nguyễn Văn Khâm làm khâm sai cai cơ. Năm Kỷ Mùi (1799), bọn Văn Toan phụng mật dụ đi Thanh Hóa (đến Điền Lư) cùng với thống lĩnh thượng đạo và Hà Công Thái chiêu mộ quân nghĩa dũng để làm sách ứng cho quan quân. Vua truy công đó nên có lệnh này” (3).

Khi Nguyễn Ánh chiếm được Phú Xuân, Hà Công Thái cử người vào gặp xin chỉ dụ. “Tháng 5 năm Tân Dậu (1801) thống lĩnh thượng đạo Thanh Hóa và Hà Công Thái sai người dâng biểu mật nói việc quân. Vua dụ rằng: Ta nay đã thu phục Kinh đô cũ, giặc Nguyễn Quang Toản đã chạy về Bắc, đã ứng cho điều quân thượng đạo Lưu Phước Tường hội với nước Vạn Tượng đánh Nghệ An. Ngươi nên đem quân bản bộ đánh Thanh Hóa, đợi ta sắp đặt tạm xong sẽ tiến đánh Bắc Hà để thống nhất đất nước, ngươi nên cố gắng” (4).

Hà Công Thái sắp xếp quân bản bộ tràn xuống các huyện đồng bằng, các huyện Lôi Dương, Thụy Nguyên, Vĩnh Lộc, Yên Định… không gặp sức chống cự nào. Khi Nguyễn Ánh đến trấn thành Thanh Hóa (tháng 6 năm Nhâm Tuất 1802) thì chỉ còn việc “dạo xem bình thế sông núi, rồi vời những người già ở làng Bố Vệ hỏi về sự tích cũ miếu nhà Lê…”.

Điểm qua sách xưa có thể thấy rõ công của Hà Công Thái đối với vương triều Nguyễn rất lớn.

Sau cuộc diện kiến chốc lát ở trấn thành Thanh Hóa (tháng 6 – 1802), Nguyễn Ánh tiếp tục lên đường ra Bắc kỳ hoàn thành công cuộc thống nhất đát nước. Gia Long chia nước thành 14 trấn, 47 phủ, 187 huyện, 40 châu. Trấn Thanh Hóa có 4 phủ; 16 huyện; 3 châu: Quang Da, Lang Chánh, Tàm Châu. Gia Long phong cho Nguyễn Đức Xuyên tước quân công lãnh đốc trấn Thanh Hóa, tham tri Binh bộ là Võ Danh Trung làm hiệp trấn, thiêm sự Lại  bộ Lê Đắc Tần làm tham hiệp.

Hà Công Thái được phong quận công, khâm sai chánh thống lãnh thượng đạo trấn Thanh Hóa. Tước quận công là vinh hàm cao nhất của triều Nguyễn vốn dĩ chỉ phong cho tam thái (Thái sư, Thái phó và Thái bảo) và tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó và Thiếu bảo). Tờ cáo trục phong tước sắc vàng, thứ tơ của Tàu, bốn xung quanh thêu hoa, do viện Hàn lâm soạn, quan khâm mạng tuyên phong (5), không thấy sách ghi mỹ hiệu của quận công Hà Công Thái nhưng theo sử sách đã dẫn tước quận công thì lấy tên huyện. Trên đất Bá Thước xưa đã có người được phong tước công như Lân quận công Hà Thọ Lộc, Thụy quận công Hà Nhân Chính, Hà Thọ Tường; có điều là mọi người thường được phong tước từ thấp lên cao, còn trường hợp Hà Công Thái được phong thẳng vào cấp bậc cao nhất của vinh hàm thời Nguyễn: Quận Công. Sách Đại Nam thực lục ít nhất 20 lần nhắc đến tên và sự tích về Hà Công Thái. Mỗi lần nhắc đến ông đều kèm theo tước quận công, chức khâm sai thượng đạo Thanh Hóa một cách trân trọng.

Năm 1803, vua Gia Long lại cho Hà Công Thái kiêm chức coi quế bộ (hộ tìm quế). Quế tìm được đem vào Huế cho vua và hoàng tộc dùng. Quế còn được dùng làm đồ tiến cúng vua nhà Thanh hoặc ban cho các đại thần. Năm Ất Sửu (1805) mùa xuân, tháng Giêng “Quan thống lĩnh thượng đạo Thanh Hóa là Hà Công Thái vào chầu, vua cho một bộ mũ áo, 100 quan tiền. Khi về lại ban áo, quần cho bộ thuộc theo thứ bậc khác nhau” (6). Cuộc đi Huế lần đầu của Hà Công Thái diễn ra trong cả tháng Giêng.

Cuối năm ấy ông kiểm kê quân trực thuộc là 1.249 người gồm quân thường trực 581 người, chia làm 7 chi gồm: Khâm sai cai cơ chánh quản các đội 11 người, cai bạ 1 người, chánh quản chi 7 người, phó quản chi 7 người, trưởng hiệu các đội 35 người, phòng ngự sứ chia quản các động sách 11 người, thủ ngự sử 28 người, quân dự trữ 49 người, 3 đội đi tìm quế 178 người” (7). Rõ ràng là Hà Công Thái được vua Gia Long cho quản lý một vùng phên dậu ở biên cương với một lực lượng quân sự mạnh, có quan quân dưới quyền nắm đến tận các sách, động.

Hà Công Thái là người có tham vọng lớn, ông muốn đưa quân đi dẹp phỉ ở vùng Nghệ An, Hòa Bình, Thanh Hóa. Năm Kỷ Tỵ (1809), ông tâu lên vua đi truy bắt bọn phỉ Quách Tất Thúc và Trịnh Văn, Gia Long dụ “xem tờ tấu của ngươi, đủ thấy tấm lòng thành khẩn… Ngươi nên đóng giữ đại lại mình đề phòng nghiêm ngặt, không cần ra ngoài địa phận để tìm bắt” (8). Hà Công Thái lại còn tâu xin nhà vua cho tri bạ Lê Tuấn Tri làm tri huyện Cấm Thủy. Vua không cho và nói: “Huyện lệnh là chức gần dân, triều đình tự có phép tuyển chung, sao lại khinh suất bổ cho người riêng… Công Thái không nên xin riêng…” (9).

Đây cũng là lời dặn dò cuối cùng của vua Gia Long với công thần Hà Công Thái. Khi Gia Long băng hà (ngày 19 – 12 năm Kỷ Mão 1819), Hà Công Thái vào viếng và sau đó có mặt ở lễ đăng quang của Minh Mệnh.  Ông cũng được vào yết kiến vua mới, nhà vua ban cho Hà Công Thái gươm và súng tay. Trước khi rời kinh đô về Thanh Hóa, ông đã vào bệ từ vua Minh Mệnh. Trong buổi bệ kiến có các quan ở ngoài (ở các trấn), vua chỉ dặn riêng Hà Công Thái công việc (hoặc các quan khác vua cũng có lời dặn dò nhưng chỉ có lời vua dặn ông được ghi vào Quốc sử): “Ngươi ở đạo, phàm mọi việc nên cùng với đốc trấn bàn bạc xét kỹ cơ nghi sao cho giặc cướp lặng yên, trấn đạo thanh tỉnh để đền đáp ơn hậu đãi của triều đình, phải cố gắng đấy” (10). Xem lời dặn dò của vua Minh Mệnh, ta thấy nhà vua rất quý trọng Hà Quận Công. Nhà vua dặn ông “phàm mọi việc nên cùng với đốc trấn bàn bạc, xét kỹ cơ nghi…”. Như vậy, ông là người ngang hàng với đốc trấn (cùng là tước quận công), ông còn được cấp ấn quan phòng (cùng được cấp ấn quan phòng dịp tháng 3 năm Tân Tỵ 1821 có ty quản lý thương bạc, tào chính các tạo hộ, binh, hình, công của Gia Định và Bắc Thành).

Trong dịp vua Minh Mệnh ra Thăng Long nhận sắc phong của nhà Thanh đã dừng chân ở Thanh Hóa, dịp này Hà Công Thái dẫn các thổ tù đến chiêm bái. Vua thấy Thái tuổi già sai người nâng dìu lên điện. Thái sợ hãi, vua dụ rằng: “Ngươi hiến thân làm tôi, không phải một ngày còn hiềm ngờ gì mà có ý sợ, sai cùng với con là Quỳnh theo hầu…”. Minh Mệnh cho quà, an ủi rồi bảo về coi sóc vùng đất cũ.

Năm Nhân Ngọ (1822) tháng 3, tin dữ truyền vào kinh thành Huế, Hà Công Thái bị kẻ cướp bắn chết. Vua được tin lấy làm thương, cho tuất 100 lạng bạc và 20 tấm lụa. Hai mươi tám năm theo hầu hai vua, từ thưở cơ nghiệp nhà Nguyễn còn đang ở thời kỳ lận đận (1894) đến khi đất nước tạm yên, Hà Quận Công để lại những chiến công bất hủ, được vua yêu, dân mến. Nhiều tham vọng còn dang dở.

Hà Công Thái bị Phạm Nho, một người dân thường ở Mường Danh (Cẩm Thủy) hạ sát bằng súng kíp trong khi ông dự đám tang của người anh em kết nghĩa. Ngày Hà Công Thái chết được Đại Nam thực lục ghi là cuối tháng 3 năm Nhâm Tý (1822). Vua Minh Mệnh truyền chỉ mấy lần phải tìm bắt cho được thủ phạm. Phải 20 tháng sau Hà Công Quỳnh (con trai Hà Công Thái) mới tìm bắt được thủ phạm. Chuyện rắc rối đến cả các quan lại Thanh Hóa, nhiều người bị giáng chức (đế cả lý trưởng của sách Thúy Danh là Phạm Thúc Hoa cũng bị bắt giam). Phạm Nho và đồng đảng bị xử.

Sau này lịch sử Việt Nam còn nhiều lần nhắc đến quận công Hà Công Thái, những người theo hầu ông đều được triều đình phong thưởng như trường hợp Đặng Lưu Thân, tri phủ Thiệu Hóa “làm phó vệ úy các quân thần trải theo Hà Công Thái đi đánh giặc…” (11).

Thời Hà Công Thái còn tại thế, triều đình Nguyễn chưa có lệ phong hàm. Phải đến năm Minh Mệnh thứ 7 (1826) mới đặt lệ phong hàm (có 18 bậc cho 9 hàm, mỗi hàm có chánh và tòng) nên không thấy nói là ông được phong hàm gì, nhưng căn cứ theo bia Trương quận phu nhân ở xã Điền Trung được dựng ngày 23 – 3 năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) có thể suy ra: Theo quy định đó thì vợ các quan nhất phẩm, nhị phẩm được phong phu nhân, tam phẩm phong thục nhân… Xin trích nội dung văn bia:

“Phu nhân họ Trương (12), người Giáp Nội, Sa Lung, Cẩm Thủy. Là con gái thứ của thổ tù, tên là Trương Thị Bình, tính tình nhân từ, đôn hậu hiền thục như thiếu nữ. Lớn lên gặp quan Khâm sai Chánh thống lĩnh Thượng đạo kiêm giám đốc quế, tước Hồ quận công, tên tự là Thái lấy làm vợ. Giữ trọn đạo nhà, năng động trong công việc. Các cô cậu đều hòa thuận, người quyền quý ái mộ, chăm lo cho sách dân, hòa nhã em gái, em dâu, em trai, rực rỡ trong làng bản, làm cho cảnh nhà thêm nghiêm vững rực rỡ. Ông (chồng) gửi thác trọng trách, có chí yên dẹp bốn phương, Trương phu nhân lấy sự nhẹ nhàng hòa thuận mà giúp đỡ. Phàm công việc lớn nhỏ trong nhà đều làm trôi chảy. Ông (chồng) hơn nữa yên tâm lo công việc bên ngoài dần lo công việc. Chí lớn được thành, được vinh quang phong quốc sủng, gia đình nổi tiếng. Từ đấy huy trấn một vùng, nhiều người đến giúp sức.

Ông (chồng) về trời trước phu nhân, lấy việc nhà làm căn do, con trai chăm lo nghiệp nhà, con gái lo việc công xưởng, sau này con cháu thỏa nguyện, nói nhàn hạ ấy là sự chăm lo có bàn tay giúp đỡ của Trương phu nhân. Năm Minh Mệnh 13 (1832) tứ năm Nhâm Thìn, tháng 11 bà mất, hưởng thọ 65 tuổi. Ngày tháng 3 năm Quý Tỵ, con cháu dâu rể cả tộc cùng thôn dân chọn ngày tốt làm lễ tống chung ở đầu Đống Trường. Tháng 4 đế chỗ ta xin bài văn bia để truyền mãi tên tuổi muôn thuở.

Lớn lao thay, ôi! Trương quận phu nhân là bậc nữ tiết liệt, mà nay làm mẹ, cho nên ấy là cái tinh túy của trời đất chung đúc lên, bậc thiện nhân làm cho cảnh hưng phát, nhờ được sự giúp đỡ của bà mà thành, ấy là ý nguyện đáng ký thác”.

Qua văn bia ta thấy: Hà Công Thái tước hộ Quận Công, vợ ông là Trương Thị Bình được phong tước phu nhân (là tước hiệu của vợ quan nhất nhị phẩm thời Minh Mệnh). Bà mất sau ông 10 năm (1832) thọ 65 tuổi. Khi về làm dâu nhà họ Hà thì chồng đã là khâm sai chánh thống lĩnh, Hộ quận công. Bà phải kém chồng mươi tuổi, vậy lúc hộ quận công mất tuổi đã ngoài 60 (lúc đó vợ 55 tuổi).

Chú thích:

1/ Đại Nam thực lục, T.1, Nxb Giáo dục, 2004.

2/ ĐNTL, Sdd, T.1, tr 410.

3/ ĐNTL, Sdd, T.1, tr 554.

4/ ĐNTL, Sdd, T.1, tr 590.

5/ Đại Nam, hội điển toát yếu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1993, tr 103

6/ ĐNTL, Sdd, T.1, tr 623

7/ ĐNTL, Sdd, T.1, tr 648.

8 ĐNTL, Sdd, T.1, tr 55.

9/ ĐNTL, Sdd, T.1, tr 69

10/ ĐNTL, Sdd, T.1, tr 199.

11/ Sách đã dẫn, T.2, tr 581.

12/ Bản dịch của Nguyễn Văn Hải.

Nhân vật khác:

Hà Công Tính: Vị thần Hoàng Làng và những đóng góp vĩ đại trong thời kỳ Thục An Dương Vương

Hà Công Tính: Vị thần Hoàng Làng và những đóng góp vĩ đại trong thời kỳ Thục An Dương Vương

Khám phá cuộc đời và sự nghiệp của Hà Công Tính, vị thần thành hoàng làng Xuân Dương, người đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển nông nghiệp và bảo vệ cộng đồng thời Thục An Dương Vương. Với danh hiệu Đô Thắng công, Hà Công Tính không chỉ là biểu tượng của lòng yêu nước và sự cống hiến mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau. Tìm hiểu về lăng mộ linh thiêng của ông tại Phú Thọ và những di sản quý báu mà ông để lại. Trích từ cuốn "Nhân vật lịch sử họ Hà Việt Nam" Tập 1 của tác giả Hà Văn Sỹ.

Hà Vi Uyên vị tướng tài ba thời Hai Bà Trưng và Di tích lăng mộ linh thiêng

Hà Vi Uyên vị tướng tài ba thời Hai Bà Trưng và Di tích lăng mộ linh thiêng

Khám phá cuộc đời và sự nghiệp của Hà Vi Uyên, vị tướng tài ba thời Hai Bà Trưng. Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ đất nước và được tôn vinh với lăng mộ linh thiêng tại làng Hạ Dương, Gia Lâm, Hà Nội. Trích từ cuốn "Nhân vật lịch sử họ Hà Việt Nam" Tập 1 của tác giả Hà Văn Sỹ.
Khám phá cuộc đời và sự nghiệp của Quan Thứ Sử Hà Xương: Vị quan tài ba thời Tây Hán

Khám phá cuộc đời và sự nghiệp của Quan Thứ Sử Hà Xương: Vị quan tài ba thời Tây Hán

Hà Xương là một trong những nhân vật lịch sử tiêu biểu của họ Hà, được ghi chép và giới thiệu trong cuốn sách "Nhân vật lịch sử họ Hà Việt Nam" Tập 1. Ông là một vị quan tài ba và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước vào thời kỳ Tây Hán.

Khám phá cuộc đời và sự nghiệp hào hùng của Tướng Quân Hà Quý: Anh Hùng bảo vệ Đất nước

Khám phá cuộc đời và sự nghiệp hào hùng của Tướng Quân Hà Quý: Anh Hùng bảo vệ Đất nước

Hà Quý là một trong những nhân vật lịch sử tiêu biểu của họ Hà, được ghi chép và giới thiệu trong cuốn sách "Nhân vật lịch sử họ Hà Việt Nam" Tập 1. Ông là một vị tướng xuất sắc và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước vào thời kỳ đầu của lịch sử Việt Nam.
Bốn vị Đại Vương Họ Hà Thời Hùng Vương Thứ 18

Bốn vị Đại Vương Họ Hà Thời Hùng Vương Thứ 18

Thời kỳ Hùng Vương là giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự hình thành và phát triển của nhà nước Văn Lang. Trong thời kỳ này, bốn vị đại vương họ Hà là Hà Hắc Long, Hà Thổ Lân, Hà Thiên Cương và Hà Sơn Thắng đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước. Dưới đây là câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của họ.
Giới thiệu về nhân vật lịch sử Hà Công Chính

Giới thiệu về nhân vật lịch sử Hà Công Chính

Hà Công Chính là một trong những nhân vật lịch sử tiêu biểu của họ Hà, được ghi chép và giới thiệu trong cuốn sách "Nhân vật lịch sử họ Hà Việt Nam" Tập 1. Ông là em trai của Hà Công Mai và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Giới thiệu về nhân vật lịch sử Hà Công Mai

Giới thiệu về nhân vật lịch sử Hà Công Mai

Hà Công Mai là một trong những nhân vật lịch sử tiêu biểu của họ Hà, được ghi chép và giới thiệu trong cuốn sách "Nhân vật lịch sử họ Hà Việt Nam" Tập 1. Ông sinh ra vào thời kỳ Hùng Vương và được biết đến với nhiều công lao đóng góp cho dân tộc và đất nước.

Thân thế và sự nghiệp của Tán tương quân vụ Hà Công Cấn

Thân thế và sự nghiệp của Tán tương quân vụ Hà Công Cấn

Là một tướng lĩnh Cần Vương trong phong trào Cần Vương của Nguyễn Quang Bích- Tán tương quân vụ Hà Công Cấn sau 100 năm vẫn được người dân trong vùng và thân tộc họ Hà tôn kính và tưởng nhớ về lòng yêu nước thương dân với tài năng và nhân cách lớn...

Hà Tông Huân

Hà Tông Huân

Hà Tông Huân (1697-1766) đỗ bảng nhãn khoa thi đình năm Giáp thìn (1724), niên hiệu Bảo Tháithứ 5. Vì khoa thi này không có trạng nguyên và thám hoa, nên ông đỗ thủ khoa (Đình nguyên Bảng nhãn). Người đương thời vẫn quen gọi ông là ông Bảng Vàng, tức là bảng nhãn làng Vàng. Quê ông ở làng Kim Vực (nay thuộc xã Yên Thịnh, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hoá).
Hà Đặc - Hà Chương

Hà Đặc - Hà Chương

Thế kỷ XIII, dân tộc ta đã ba lần đương đầu và đánh bại đội quân xâm lược khét tiếng của đế quốc Mông - Nguyên khi đó đang chiến thắng khắp nơi trên thế giới. Nhưng vó ngựa xâm lăng của chúng đã phải khuỵu xuống trước sức mạnh của ...
Hà Tông Quyền

Hà Tông Quyền

Tiểu sử Hà Tông Quyền là danh sĩ đời Minh Mạng (明命; 1820-1841), còn gọi ông là Hà Quyền, tự Tốn Phủ, hiệu Phương Trạch, biệt hiệu Hải Ông, quê ở Cát Động, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông nay là huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, học trò cao sĩ Lê Huy Thân.Năm ...
Tướng Hà Vi Tùng

Tướng Hà Vi Tùng

Hà Vi Tùng tên khai sinh là Hà Đình Tùng, quê phố Xuân Hòa, thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Quê gốc là Đa Phúc, xã Sài Sơn, tỉnh Sơn Tây nay thuộc Quốc Oai, Hà Nội. Ông sinh ngày 8-2-1925, mất tại Nha Trang ngày 19-12-1994. Nhân dịp kỷ ...
Hà Đức Ân

Hà Đức Ân

Thượng tướng, Dương Lộc hầu Hà Đức Ân
 Ngài tiền hiền Hà Đức Ân từng là Đặc tấn Thượng tướng quân lộc dương hầu, vốn sinh thành ở Thanh Hóa từ khoản năm 1533, người đã có công kiến lập xã hiệu và sau đó đã cử Đặc tấn Tòng phu Võ Văn Định làm Xã trưởng, những xã hiệu này gắn với 6 làng từ Phong Nhứt đến Phong Lục (Lục giáp). Hiện nay lăng mộ được táng tại xứ đất Thượng Thổ (thôn Phong Ngũ Tây, xã Điện Thắng Nam).
Hà Tông Chính

Hà Tông Chính

Đại tướng quân triều Trần Hà Tông Chính
Hà Tông Chính (1366 - 1413)
Hà Tông Chính lúc nhỏ gọi là Hà Dư, sinh năm 1366, là con trai của tướng quân Hà Mại và bà Lê Thị Quý Yên. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình cha là tướng biên ải, được cha mẹ nuôi dạy chu đáo, cho học hành tử tế, đặc biệt được cha rèn luyện đức, tài nên Hà Tông Chính nhanh chóng trưởng thành và cùng cha tham gia chống giặc Chiêm Thành bảo vệ được bờ cõi phía Nam đất nước
Hà Vị Uyên

Hà Vị Uyên

Tướng quân Hà Vị Uyên thời Nhị vua Hai Bà Trưng
Đình Thôn thượng, Dương Hà, thờ phụng danh tướng Hà Vị Uyên thời Nhị vua Hai Bà Trưng
Hà Công Cấn

Hà Công Cấn

Tướng quân Hà Công Cấn
Hà Công Cấn là một danh tướng trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp do Hiệp thống Bắc Kỳ Nguyễn Quang Bích lãnh đạo trên vùng thượng du Bắc Kỳ vào cuối thế kỷ XIX. Ông đã cùng với các văn thân, sỹ phu yêu nước dưới sự chỉ huy của Nguyễn Quang Bích đã đứng ra phất cờ tập hợp nghĩa quân đứng lên khởi nghĩa chống Pháp, ngay từ những năm 1873, khi chưa có chiếu Cần Vương.
HÀ DI KHÁNH

HÀ DI KHÁNH

Phò Mã HÀ DI KHÁNH
Ông là Thái phó, Tri châu Vị Long thuộc Chiêm Hoá, Tuyên Quang ngày nay và là chủ nhân của tấm bia cổ chùa Bảo Ninh Sùng Phúc do Lý Thừa Ân thực hiện năm 1107. Thân phụ ông đã từng cầm quân đánh giặc Tống, lập công trong chiến dịch “Tiên phát chế nhân” táo bạo dưới sự chỉ huy tài tình của Thái uý Lý Thường Kiệt.
Hà Công Trình

Hà Công Trình

Tiến sĩ, Tế tửu Quốc Tử Giám Hà Công Trình
Hà Công Trình (1434 -1511) sinh tại làng Đông Rạng, xã Đông Tỉnh, huyện Thiên Lộc, tỉnh Nghệ An (nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Năm Bính Tuất niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466), đời vua Lê Thánh Tông, ông thi đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ. Ban đầu ông nhận một chức quan huyện, sau nhờ tài năng, đức độ, được thăng đến thượng thư (tương đương bộ trưởng) lần lượt ở các bộ Binh, Hình, Công; Nhập thị Kinh Diên (giảng kinh sách cho vua) và kiêm chức Tế tửu (hiệu trưởng) Quốc Tử Giám.
Cụ Hà Thược

Cụ Hà Thược

Hà Ngại
Cụ Hà Thược, tự là Hà Ngại sinh năm 1890 ở làng Phú Quý – nay là thôn Nakhom xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Cụ là hậu duệ đời thứ 14 dòng Hà Phước ở Quảng Nam. Sinh trưởng trong gia đình nhà nghèo, từ nhỏ Hà Thược đã rất chăm học
HÀ MẠI

HÀ MẠI

Phụ Quốc Thượng Tướng Quân Hà Mại

Tướng Quân Hà Mại, tự Tông Hiểu, còn có biểu tự khác là Tử Công, sinh ngày 8 tháng 4 năm Giáp Tuất (11/5/1334), niên hiệu Khai Hựu năm thứ 6, triều Trần Hiến Tông, trong một gia đình có vị thế ở Thăng Long. Thuở nhỏ vốn có tư chất thông minh, được gia đình nuôi dạy, học hành tử tế, được phụ thân cho học tập binh thư, luyện tập võ nghệ, cung kiếm, nên ông có một thân hình cường tráng, sức khỏe hơn người, ý chí kiên cường, giỏi bài binh bố trận và có biệt tài về phong thủy. 

 

HÀ TÔN MỤC

HÀ TÔN MỤC

CÔNG THẦN HÀ TÔN MỤC
Những năm cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, chế độ tập quyền quân chủ chuyên chế Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Nhà Lê suy vong, quyền lực rơi vào tay họ Trịnh. Xã hội rối loạn, đạo lý suy vi. 
Hà Huy Tập

Hà Huy Tập

Cố Tổng Bí Thư Hà Huy Tập
Đồng chí Hà Huy Tập sinh ngày 24-4-1906 tại làng Kim Nặc, xã Cẩm Hùng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo, Hà Huy Tập đã sớm bộc lộ sự hiếu học. Năm 1919 Hà Huy Tập đã học xong bậc tiểu học. Sau 5 năm miệt mài đèn sách, Hà Huy Tập đã tốt nghiệp hạng ưu trường quốc học Huế.