Thân thế và sự nghiệp của Tán tương quân vụ Hà Công Cấn
Sau lễ tưởng niệm ngày sinh lần thứ 2251 Tứ vị đại tướng quân họ Hà 9-9 tại Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, con cháu họ Hà Việt Nam lại hẹn nhau cuối năm nay gặp nhau tại Cẩm Khê trong lễ tưởng niệm 100 năm ngày mất của cụ Hà Công Cấn (1832-1917) nguyên là Tán tương quân vụ của thủ lĩnh Cần Vương khu vực Tây Bắc Nguyễn Quang Bích (1832-1890) - Người trước đó được Tự Đức giao làm Chánh sơn phòng sứ mở doanh điền Hưng Hóa kiêm tuần phủ Hưng Hóa. Bài vị của cụ Hà Công Cấn được phối thờ trong Đền Tiên Động – di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia thờ các nghĩa sỹ Cần Vương chống Pháp. Tuy nhiên, thân thế và sự nghiệp chống Pháp của cụ chưa được nhắc đến nhiều.
Trước khi trở thành Tán tương quân vụ của thủ lĩnh Cần Vương Nguyễn Quang Bích, cụ Hà Công Cấn là Lý trưởng rồi Chánh tổng của làng Áo Lộc, tổng Áo Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Hưng Hóa nay là xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Vào các năm 1882, 1883 khi người Pháp đem quân ra Bắc lần lượt hạ thành Hà Nội, Sơn Tây, cụ đã tập hợp lực lượng nghĩa dũng của làng của tổng chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc bảo vệ quê hương.
Ngày 12-4-1884, thành Hưng Hóa (nay thuộc huyện Tam Nông – Phú Thọ) do tuần phủ Nguyễn Quang Bích trấn giữ bị quân Pháp đánh hạ. Để bảo toàn lực lượng, Nguyễn Quang Bích đã rút quân về Tứ Mỹ rồi Áo Lộc và cuối cùng lên Tiên Động để lập căn cứ chống Pháp lâu dài.
Với lòng yêu nước, Chánh tổng Hà Công Cấn và Chánh tổng Trịnh Bá Đanh đã đến Sơn Bình gặp tuần phủ Nguyễn Quang Bích đưa quân về Áo Lộc củng cố. Từ đây, cụ Hà Công Cấn được thủ lĩnh Nguyễn Quang Bích giao nhiệm vụ chuyển quân, hậu cần và lo lập căn cứ Tiên Động chống Pháp.
Căn nhà của chánh tổng Hà Công Cấn ở xã Áo Lộc đã trở thành đại bản doanh đầu tiên của thủ lĩnh cần vương Nguyễn Quang Bích. Ngôi nhà này hiện vẫn được cháu đời thứ 6 của cụ là Hà Công Chật gìn giữ hương khói.
Tại ngôi nhà này đã là nơi hội ngộ của các thủ lĩnh trong phong trào Cần Vương như Tiến sỹ Vũ Hữu Lợi (Nam Định), Tiến sỹ Tống Duy Tân (Thanh Hóa), Đình nguyên Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh) bố chánh Nguyễn Văn Giáp (Sơn Tây), Chánh sứ sơn phòng Nguyễn Thiện Thuật… là những người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy... về đây bàn mưu tính kế phối hợp đánh đuổi giặc Pháp.
Khi vua Hàm Nghi xuất bôn rời kinh thành Huế ra Tân Sở lập căn cứ kháng chiến hạ chiếu Cần Vương tuần phủ Nguyễn Quang Bích và quân dân Hưng Hóa, trong đó có cụ Hà Công Cấn đã nhiệt thành hưởng ứng. Tuần phủ Nguyễn Quang Bích được vua Hàm Nghi phong Lễ bộ thượng thư, hiệp thống Bắc Kỳ quân vụ đại thần có quyền phong cho các tướng lĩnh thuộc quyền các chức vụ tán tương quân vụ, đề đốc, lãnh binh, đốc binh để chống Pháp ở miền Tây Bắc. Và lần đầu tiên các tướng lĩnh của phong trào Cần Vương tại Phú Thọ đã được phong gồm các ông Hà Công Cấn, Trịnh Bá Đanh, Nguyễn Văn Lệ với chức Tán tương quân vụ. Đề Kiều con rể Hà Công Cấn chức Đề đốc Hưng Hóa.
Cụ Hà Công Cấn là người có nhiều công lao trong xây dựng căn cứ Tiên Động. Nhờ địa thế hiểm trở, bố phòng cẩn mật có nhiều yếu tố bất ngờ nên đã đánh bại và đẩy lùi hàng chục cuộc tấn công của hàng trăm quân Pháp vào căn cứ Tiên Động. Những trận đánh còn lưu danh đến bây giờ tại cầu Lưu Phương, bờ đê Tăng Xá, gò Tiểu Đồn, làng Áo Lộc… Làng Áo Lộc, núi Tiên Động đã trở thành chiến lũy vững vàng suốt hơn 3 năm khiến quân Pháp tốn nhiều binh lực. Đáng chú ý là sự kiện 1888 khi nghĩa quân Cần Vương tại Cẩm Khê, Phú Thọ đánh bại hai cánh quân Pháp. Cánh thứ nhất do thiếu tá Bose chỉ huy 400 quân đi từ Ngòi Hút, cánh thứ 2 do thiếu tá Berger chỉ huy 384 quân đi từ Ngòi Lao bao vây nghĩa quân Nguyễn Quang Bích bao vây mai phục gây thiệt hại nặng nề buộc phải rút lui.
Thiếu vũ khí lương thực, quân sỹ thương vong, Nguyễn Quang Bích để bảo toàn lực lượng kháng chiến đã cho rút lui về Yên lập (Phú Thọ) để củng cố và phái quân đi đánh phá giặc Pháp quanh vùng… Bất ngờ ông lâm bệnh và qua đời vào ngày Rằm tháng giêng năm Canh Dần (tức 24/1/1890). Cuộc kháng chiến chống Pháp ở vùng Tây Bắc đã giảm sút nặng nề sau cái chết của Nguyễn Quang Bích.
Khi nghĩa quân rút khỏi Tiên Động, Tán tương quân vụ Hà Công Cấn được Hiệp đốc đại thần Nguyễn Văn Giáp giao nhiệm vụ ở lại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đánh Pháp. Cùng các tướng lĩnh Đốc Xù, Lãnh Hinh, Đốc Đông, Đốc Lục, Lãnh Cát, Đội Bớt… đã lãnh đạo nghĩa quân chiếm giữ các đầu mối giao thông huyết mạch, những con đường theo Ngòi Giành, Ngòi Lao, những đường bí mật qua núi đã cung cấp phần lớn lương thực vũ khí cho nghĩa quân ở Yên Lập, Văn Chấn, Trấn Yên, Nghĩa Lộ sau này.
Hai người con của ông là Hà Công Hòa và Hà Thị Khiêm đã tham gia đắc lực việc này và Hà Thị Khiêm đã được phong đốc binh sau này là vợ của Đề Đốc Kiều. Suốt 9 năm trời từ tháng 5 năm 1884 đến tháng 1-1893, Tán tương quân vụ Hà Công Cấn đã là một phần linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp ở vùng Tây Bắc trong phong trào Cần Vương. Vì ông mà vợ con, họ hàng, dân làng đã bền lòng kháng chiến mang hết tài sản, tiền của lương thực ủng hộ kháng chiến.
Khi phong trào Cần Vương đi vào thoái trào để bảo vệ lực lượng, ông đã cho quân sỹ thuộc quyền giải giáp về nhà sản xuất mà không chịu ra hàng Pháp. Người Pháp biết uy tín của ông nhiều lần mời ông ra làm tri huyện Tam Nông cực chẳng đã ông ra làm một tháng rồi cáo bệnh về nhà. Không chịu buông tha, người Pháp buộc ông nhận chức “tri huyện tại gia” từ năm 1893 nhưng ông không làm gì sống ẩn dật tại quê nhà Áo Lộc. Ngày 28-12-1917, ông mất tại nhà riêng thọ 86 tuổi. Nơi yên nghỉ của Tán tương quân vụ Hà Công Cấn tại Tuy Lộc – Cẩm Khê – Phú Thọ.
Là một tướng lĩnh Cần Vương trong phong trào Cần Vương của Nguyễn Quang Bích - Tán tương quân vụ Hà Công Cấn sau 100 năm vẫn được người dân trong vùng và thân tộc họ Hà tôn kính và tưởng nhớ về lòng yêu nước thương dân với tài năng và nhân cách lớn.
Khu lăng mộ của Tán tương quân vụ Hà Công Cấn được hậu duệ của ông tôn tạo được đặt trên một khu đồi có cảnh quan phong thủy tuyệt đẹp. Ngôi nhà ông khi xưa cũng được bảo tồn gìn giữ ấm áp khói hương đang được lập hồ sơ công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh để tôn vinh ghi nhận công lao một người yêu nước.
Hà Tuấn Ngọc
Trước khi trở thành Tán tương quân vụ của thủ lĩnh Cần Vương Nguyễn Quang Bích, cụ Hà Công Cấn là Lý trưởng rồi Chánh tổng của làng Áo Lộc, tổng Áo Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Hưng Hóa nay là xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Vào các năm 1882, 1883 khi người Pháp đem quân ra Bắc lần lượt hạ thành Hà Nội, Sơn Tây, cụ đã tập hợp lực lượng nghĩa dũng của làng của tổng chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc bảo vệ quê hương.
Ngày 12-4-1884, thành Hưng Hóa (nay thuộc huyện Tam Nông – Phú Thọ) do tuần phủ Nguyễn Quang Bích trấn giữ bị quân Pháp đánh hạ. Để bảo toàn lực lượng, Nguyễn Quang Bích đã rút quân về Tứ Mỹ rồi Áo Lộc và cuối cùng lên Tiên Động để lập căn cứ chống Pháp lâu dài.
Với lòng yêu nước, Chánh tổng Hà Công Cấn và Chánh tổng Trịnh Bá Đanh đã đến Sơn Bình gặp tuần phủ Nguyễn Quang Bích đưa quân về Áo Lộc củng cố. Từ đây, cụ Hà Công Cấn được thủ lĩnh Nguyễn Quang Bích giao nhiệm vụ chuyển quân, hậu cần và lo lập căn cứ Tiên Động chống Pháp.
Căn nhà của chánh tổng Hà Công Cấn ở xã Áo Lộc đã trở thành đại bản doanh đầu tiên của thủ lĩnh cần vương Nguyễn Quang Bích. Ngôi nhà này hiện vẫn được cháu đời thứ 6 của cụ là Hà Công Chật gìn giữ hương khói.
Tại ngôi nhà này đã là nơi hội ngộ của các thủ lĩnh trong phong trào Cần Vương như Tiến sỹ Vũ Hữu Lợi (Nam Định), Tiến sỹ Tống Duy Tân (Thanh Hóa), Đình nguyên Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh) bố chánh Nguyễn Văn Giáp (Sơn Tây), Chánh sứ sơn phòng Nguyễn Thiện Thuật… là những người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy... về đây bàn mưu tính kế phối hợp đánh đuổi giặc Pháp.
Khi vua Hàm Nghi xuất bôn rời kinh thành Huế ra Tân Sở lập căn cứ kháng chiến hạ chiếu Cần Vương tuần phủ Nguyễn Quang Bích và quân dân Hưng Hóa, trong đó có cụ Hà Công Cấn đã nhiệt thành hưởng ứng. Tuần phủ Nguyễn Quang Bích được vua Hàm Nghi phong Lễ bộ thượng thư, hiệp thống Bắc Kỳ quân vụ đại thần có quyền phong cho các tướng lĩnh thuộc quyền các chức vụ tán tương quân vụ, đề đốc, lãnh binh, đốc binh để chống Pháp ở miền Tây Bắc. Và lần đầu tiên các tướng lĩnh của phong trào Cần Vương tại Phú Thọ đã được phong gồm các ông Hà Công Cấn, Trịnh Bá Đanh, Nguyễn Văn Lệ với chức Tán tương quân vụ. Đề Kiều con rể Hà Công Cấn chức Đề đốc Hưng Hóa.
Cụ Hà Công Cấn là người có nhiều công lao trong xây dựng căn cứ Tiên Động. Nhờ địa thế hiểm trở, bố phòng cẩn mật có nhiều yếu tố bất ngờ nên đã đánh bại và đẩy lùi hàng chục cuộc tấn công của hàng trăm quân Pháp vào căn cứ Tiên Động. Những trận đánh còn lưu danh đến bây giờ tại cầu Lưu Phương, bờ đê Tăng Xá, gò Tiểu Đồn, làng Áo Lộc… Làng Áo Lộc, núi Tiên Động đã trở thành chiến lũy vững vàng suốt hơn 3 năm khiến quân Pháp tốn nhiều binh lực. Đáng chú ý là sự kiện 1888 khi nghĩa quân Cần Vương tại Cẩm Khê, Phú Thọ đánh bại hai cánh quân Pháp. Cánh thứ nhất do thiếu tá Bose chỉ huy 400 quân đi từ Ngòi Hút, cánh thứ 2 do thiếu tá Berger chỉ huy 384 quân đi từ Ngòi Lao bao vây nghĩa quân Nguyễn Quang Bích bao vây mai phục gây thiệt hại nặng nề buộc phải rút lui.
Thiếu vũ khí lương thực, quân sỹ thương vong, Nguyễn Quang Bích để bảo toàn lực lượng kháng chiến đã cho rút lui về Yên lập (Phú Thọ) để củng cố và phái quân đi đánh phá giặc Pháp quanh vùng… Bất ngờ ông lâm bệnh và qua đời vào ngày Rằm tháng giêng năm Canh Dần (tức 24/1/1890). Cuộc kháng chiến chống Pháp ở vùng Tây Bắc đã giảm sút nặng nề sau cái chết của Nguyễn Quang Bích.
Khi nghĩa quân rút khỏi Tiên Động, Tán tương quân vụ Hà Công Cấn được Hiệp đốc đại thần Nguyễn Văn Giáp giao nhiệm vụ ở lại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đánh Pháp. Cùng các tướng lĩnh Đốc Xù, Lãnh Hinh, Đốc Đông, Đốc Lục, Lãnh Cát, Đội Bớt… đã lãnh đạo nghĩa quân chiếm giữ các đầu mối giao thông huyết mạch, những con đường theo Ngòi Giành, Ngòi Lao, những đường bí mật qua núi đã cung cấp phần lớn lương thực vũ khí cho nghĩa quân ở Yên Lập, Văn Chấn, Trấn Yên, Nghĩa Lộ sau này.
Hai người con của ông là Hà Công Hòa và Hà Thị Khiêm đã tham gia đắc lực việc này và Hà Thị Khiêm đã được phong đốc binh sau này là vợ của Đề Đốc Kiều. Suốt 9 năm trời từ tháng 5 năm 1884 đến tháng 1-1893, Tán tương quân vụ Hà Công Cấn đã là một phần linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp ở vùng Tây Bắc trong phong trào Cần Vương. Vì ông mà vợ con, họ hàng, dân làng đã bền lòng kháng chiến mang hết tài sản, tiền của lương thực ủng hộ kháng chiến.
Khi phong trào Cần Vương đi vào thoái trào để bảo vệ lực lượng, ông đã cho quân sỹ thuộc quyền giải giáp về nhà sản xuất mà không chịu ra hàng Pháp. Người Pháp biết uy tín của ông nhiều lần mời ông ra làm tri huyện Tam Nông cực chẳng đã ông ra làm một tháng rồi cáo bệnh về nhà. Không chịu buông tha, người Pháp buộc ông nhận chức “tri huyện tại gia” từ năm 1893 nhưng ông không làm gì sống ẩn dật tại quê nhà Áo Lộc. Ngày 28-12-1917, ông mất tại nhà riêng thọ 86 tuổi. Nơi yên nghỉ của Tán tương quân vụ Hà Công Cấn tại Tuy Lộc – Cẩm Khê – Phú Thọ.
Là một tướng lĩnh Cần Vương trong phong trào Cần Vương của Nguyễn Quang Bích - Tán tương quân vụ Hà Công Cấn sau 100 năm vẫn được người dân trong vùng và thân tộc họ Hà tôn kính và tưởng nhớ về lòng yêu nước thương dân với tài năng và nhân cách lớn.
Khu lăng mộ của Tán tương quân vụ Hà Công Cấn được hậu duệ của ông tôn tạo được đặt trên một khu đồi có cảnh quan phong thủy tuyệt đẹp. Ngôi nhà ông khi xưa cũng được bảo tồn gìn giữ ấm áp khói hương đang được lập hồ sơ công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh để tôn vinh ghi nhận công lao một người yêu nước.
Hà Tuấn Ngọc