Hà Tông Chính
Đại tướng quân triều Trần Hà Tông Chính
Hà Tông Chính (1366 - 1413)
Hà Tông Chính lúc nhỏ gọi là Hà Dư, sinh năm 1366, là con trai của tướng quân Hà Mại và bà Lê Thị Quý Yên. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình cha là tướng biên ải, được cha mẹ nuôi dạy chu đáo, cho học hành tử tế, đặc biệt được cha rèn luyện đức, tài nên Hà Tông Chính nhanh chóng trưởng thành và cùng cha tham gia chống giặc Chiêm Thành bảo vệ được bờ cõi phía Nam đất nước
Khi lão tướng Hà Mại về hưu, Hà Tông Chính tiếp tục ở lại phò Trần chống Minh. Nối tiếp truyền thống dân tộc và truyền thống gia đình, ông là vị tướng luôn trung thành tận tụy với triều đình, mưu trí dũng cảm chiến đấu. Năm Bính Tý (1396), do có nhiều thành tích trong chỉ huy chiến đấu và xây dựng lực lượng, ông được triều Trần phong Hoàng Bảng Đại tướng quân[1]. Mùa đông năm Mậu Tí (1408), ngày 14 tháng 12, tướng quân Hà Tông Chính và con trai thứ hai là Hà Sản tham gia trận Bô Cô dưới sự tổng chỉ huy của vua Trần là Giản Định Đế (Trần Ngỗi) và Đặng Tất. Trận đánh thắng lợi, quân ta tiêu diệt 10 vạn quân Minh, nhưng sau do sự gièm pha của nội nhân là Nguyễn Quỹ và học sinh là Nguyễn Mộng Trang tâu với vua Giản Định Đế (Trần Ngỗi) rằng: “Nguyễn Cảnh Chân và Đặng Tất chuyên quyền bổ quan hoặc cất chức, nếu không tính sớm, sau này khó lòng kiềm chế”. Nghe theo lời gièm pha đó, tháng 2 năm Kỉ Sửu (1409) vua cho gọi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân đến rồi sai người bóp cổ giết Đặng Tất; Nguyễn Cảnh Chân chạy lên bờ, lực sĩ đuổi theo chém chết[2].
Trước thế sự đó Hà Tông Chính cùng con trai là tướng Hà Sản trở về vùng Thiên Quan, ít lâu sau về trấn Nghệ An tiếp tục tổ chức chiến đấu chống giặc Minh xâm lược. Khi Trương Phụ chỉ huy giặc Minh sang đánh chiếm Đại Việt, đến khoảng năm 1410 về cơ bản chúng đã bình định xong phía bắc xứ Nghệ An (bắc sông Lam). Khi giặc Minh xây xong thành Nghĩa Liệt[3], Trương Phụ huy động số lớn lực lượng quân bao vây phía nam Nghệ An[4] và liên tục đánh vùng này ngót mấy năm. Đại tướng Hà Tông Chính cùng với quân và dân trong vùng kiên trì dũng cảm đánh trả quyết liệt quân Minh. Nhưng trước nhiều sự bất lợi, nguồn cung cấp nhân lực, vật lực bị cạn kiệt dần, địa bàn ngày càng thu hẹp, sự thế vô cùng khó khăn. Mùa hè tháng tư năm Quý Tỵ (1413), bọn Trương Phụ nhà Minh ồ ạt tấn công vào nam Nghệ An. Trong một trận đánh không cân sức, Đại tướng Hà Tông Chính đã ngoan cường, dũng cảm, chiến đấu đến cùng và anh dũng hy sinh tại trận tiền. Đó là tháng 4 năm Quý Tỵ (1413).
Như vậy Hà Tông Chính là một trong những vị tướng cuối cùng trên mặt trận Nghệ An của triều Trần nước Đại Việt chống lại giặc Minh xâm lược và đã anh dũng hy sinh một cách vẻ vang. Sau khi mất, ông được dân làng Hào Mai, xã Cẩn Tiết mai táng[5]. Thời gian sau hiển linh phù hộ dân chúng trong làng nên ông được suy tôn là Thành hoàng, được địa phương lập đền thờ. Mãi đến những thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, vào ngày giỗ của ông các gia đình trong làng vẫn dâng lễ vật lên đền cúng tế. Các triều đại Lê, Nguyễn soát xét công trạng các quan triều trước đã có nhiều sắc phong cho ông, nhưng đáng tiếc hiện chỉ còn một sắc của triều Nguyễn phong thần cho ông với nội dung “Trừng trạm Dực Bảo trung hưng thần"[6] . Trong dân gian vùng này truyền tụng câu chuyện về ông như sau: "Cách đây lâu lắm rồi, ở vùng này giặc giã lung tung, giặc Nam (quân Chiêm Thành), giặc Bắc (quân nhà Minh), giặc cỏ liên tục đánh nhau với quân nhà Vua (nhà Hậu Trần) trong nhiều năm (1380-1414)... Hôm ấy có một ông tướng cưỡi ngựa chạy đến quân doanh của đạo Hà Tĩnh, tay ôm đầu, mình đẫm máu, gặp một bà cụ trong làng đi ra trông thấy buột miệng nói: "Tội nghiệp, người đứt đầu thế kia còn sống làm sao!". Ông tướng nghe vậy thốt lên: "Cụ ấy nói vậy thì ta còn sống làm sao được!". Dứt lời, buông tay, đầu thõng xuống, lăn mình khỏi ngựa chết.
Còn trong họ, mỗi khi họp mặt đông đủ, để con cháu biết về tổ tiên đã có những bậc lẫm liệt với non sông, đất nước xứng đáng làm gương cho con cháu muôn đời noi theo, thường kể rằng:
"Trong một trận chiến đấu ác liệt, Tướng quân Hà Tông Chính, vị tổ đời thứ 2 của họ Hà Hà Tĩnh, bị thương nặng ở cổ, vẫn phi ngựa về đến làng, khi qua quán hàng nước đầu làng, ông đã hỏi bà chủ quán: "Thưa bà, phàm trên đời có ai bị đứt cổ mà vẫn sống đợc không?". Bà chủ quán nói rằng: "Thưa tướng quân, trường hợp như thế mà còn sống được hoạ là người nhà Trời!". Nghe xong, Tướng quân cởi băng khỏi cổ, máu chảy tuôn trào, rồi chết... Dân làng mai táng, sau đó hiển thánh giúp nhiều dân làng tai qua nạn khỏi, dân làng tôn vinh làm Thành hoàng của địa phương và lập đền thờ". Trong đền thờ có bức đại tự: “Hà Quang Chính Từ ”. Tiếc rằng trong những thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, cụ Từ trông coi đền tên Trinh họ Trần đã cao tuổi không biết giao việc hương khói và cất giữ các văn tự có liên quan lại cho ai, đã làm lễ yết bái xin âm dương linh ứng, rồi đốt hết đồ tế lễ cùng mọi văn tự liên quan. Trong chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, vùng làng quê này cũng bị bom đạn cày xới, đền thờ ông cũng bị tàn phá; hiện nay chỉ còn phần mộ tướng quân Hà Tông Chính tại khối phố VI, phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh. Hàng năm, nhân ngày tế Tổ, con cháu họ Hà ở xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh vẫn tảo mộ dâng hương[7] (mộ Hà Tông Chính nhân dân địa phương gọi là mả Trạng).
[1] Gia phả họ Hà xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn lập ngày 16 tháng 10 năm Ất Dậu (1745)
[2] ĐVSKTT TT, HN 2011, tr 459, 460.
[3] Nghĩa Liệt thành, còn có tên là Lam thành, tiếng địa phương Nghệ An gọi là thành Rú Thành, xã Nghĩa Liệt nay là xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
[4] Thuộc đất tỉnh Hà Tĩnh ngày nay.
[5] Làng Hào Mai (Yên Lệ - Yên Hòa) xã Cẩn Tiết là xã từ thời Trần đến trước năm 1945, sau năm 1945 đổi gọi là xã Thạch Linh thuộc huyện Thạch Hà. Khi thành phố Hà Tĩnh được thành lập tháng 3 năm 2007 phần đất làng Yên Hòa nay thuộc khối VI phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
[6] Sắc triều Nguyễn vua Duy Tân năm thứ III, ngày 8 tháng 11 năm Kỉ Dậu (1909) ban cho Hà Tông Chính.
[7] Từ xa xưa, hàng năm vào sáng 14 tháng Giêng đại diện các chi thuộc đại tộc họ Hà xã Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh vào tảo mộ (chạp mộ) dâng hương, chiều ấy làm lễ yên vị, sáng rằm lễ tế tổ.
Nguồn : http://khuluuniemhahuytap.vn/
Hà Tông Chính lúc nhỏ gọi là Hà Dư, sinh năm 1366, là con trai của tướng quân Hà Mại và bà Lê Thị Quý Yên. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình cha là tướng biên ải, được cha mẹ nuôi dạy chu đáo, cho học hành tử tế, đặc biệt được cha rèn luyện đức, tài nên Hà Tông Chính nhanh chóng trưởng thành và cùng cha tham gia chống giặc Chiêm Thành bảo vệ được bờ cõi phía Nam đất nước
Khi lão tướng Hà Mại về hưu, Hà Tông Chính tiếp tục ở lại phò Trần chống Minh. Nối tiếp truyền thống dân tộc và truyền thống gia đình, ông là vị tướng luôn trung thành tận tụy với triều đình, mưu trí dũng cảm chiến đấu. Năm Bính Tý (1396), do có nhiều thành tích trong chỉ huy chiến đấu và xây dựng lực lượng, ông được triều Trần phong Hoàng Bảng Đại tướng quân[1]. Mùa đông năm Mậu Tí (1408), ngày 14 tháng 12, tướng quân Hà Tông Chính và con trai thứ hai là Hà Sản tham gia trận Bô Cô dưới sự tổng chỉ huy của vua Trần là Giản Định Đế (Trần Ngỗi) và Đặng Tất. Trận đánh thắng lợi, quân ta tiêu diệt 10 vạn quân Minh, nhưng sau do sự gièm pha của nội nhân là Nguyễn Quỹ và học sinh là Nguyễn Mộng Trang tâu với vua Giản Định Đế (Trần Ngỗi) rằng: “Nguyễn Cảnh Chân và Đặng Tất chuyên quyền bổ quan hoặc cất chức, nếu không tính sớm, sau này khó lòng kiềm chế”. Nghe theo lời gièm pha đó, tháng 2 năm Kỉ Sửu (1409) vua cho gọi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân đến rồi sai người bóp cổ giết Đặng Tất; Nguyễn Cảnh Chân chạy lên bờ, lực sĩ đuổi theo chém chết[2].
Trước thế sự đó Hà Tông Chính cùng con trai là tướng Hà Sản trở về vùng Thiên Quan, ít lâu sau về trấn Nghệ An tiếp tục tổ chức chiến đấu chống giặc Minh xâm lược. Khi Trương Phụ chỉ huy giặc Minh sang đánh chiếm Đại Việt, đến khoảng năm 1410 về cơ bản chúng đã bình định xong phía bắc xứ Nghệ An (bắc sông Lam). Khi giặc Minh xây xong thành Nghĩa Liệt[3], Trương Phụ huy động số lớn lực lượng quân bao vây phía nam Nghệ An[4] và liên tục đánh vùng này ngót mấy năm. Đại tướng Hà Tông Chính cùng với quân và dân trong vùng kiên trì dũng cảm đánh trả quyết liệt quân Minh. Nhưng trước nhiều sự bất lợi, nguồn cung cấp nhân lực, vật lực bị cạn kiệt dần, địa bàn ngày càng thu hẹp, sự thế vô cùng khó khăn. Mùa hè tháng tư năm Quý Tỵ (1413), bọn Trương Phụ nhà Minh ồ ạt tấn công vào nam Nghệ An. Trong một trận đánh không cân sức, Đại tướng Hà Tông Chính đã ngoan cường, dũng cảm, chiến đấu đến cùng và anh dũng hy sinh tại trận tiền. Đó là tháng 4 năm Quý Tỵ (1413).
Như vậy Hà Tông Chính là một trong những vị tướng cuối cùng trên mặt trận Nghệ An của triều Trần nước Đại Việt chống lại giặc Minh xâm lược và đã anh dũng hy sinh một cách vẻ vang. Sau khi mất, ông được dân làng Hào Mai, xã Cẩn Tiết mai táng[5]. Thời gian sau hiển linh phù hộ dân chúng trong làng nên ông được suy tôn là Thành hoàng, được địa phương lập đền thờ. Mãi đến những thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, vào ngày giỗ của ông các gia đình trong làng vẫn dâng lễ vật lên đền cúng tế. Các triều đại Lê, Nguyễn soát xét công trạng các quan triều trước đã có nhiều sắc phong cho ông, nhưng đáng tiếc hiện chỉ còn một sắc của triều Nguyễn phong thần cho ông với nội dung “Trừng trạm Dực Bảo trung hưng thần"[6] . Trong dân gian vùng này truyền tụng câu chuyện về ông như sau: "Cách đây lâu lắm rồi, ở vùng này giặc giã lung tung, giặc Nam (quân Chiêm Thành), giặc Bắc (quân nhà Minh), giặc cỏ liên tục đánh nhau với quân nhà Vua (nhà Hậu Trần) trong nhiều năm (1380-1414)... Hôm ấy có một ông tướng cưỡi ngựa chạy đến quân doanh của đạo Hà Tĩnh, tay ôm đầu, mình đẫm máu, gặp một bà cụ trong làng đi ra trông thấy buột miệng nói: "Tội nghiệp, người đứt đầu thế kia còn sống làm sao!". Ông tướng nghe vậy thốt lên: "Cụ ấy nói vậy thì ta còn sống làm sao được!". Dứt lời, buông tay, đầu thõng xuống, lăn mình khỏi ngựa chết.
Còn trong họ, mỗi khi họp mặt đông đủ, để con cháu biết về tổ tiên đã có những bậc lẫm liệt với non sông, đất nước xứng đáng làm gương cho con cháu muôn đời noi theo, thường kể rằng:
"Trong một trận chiến đấu ác liệt, Tướng quân Hà Tông Chính, vị tổ đời thứ 2 của họ Hà Hà Tĩnh, bị thương nặng ở cổ, vẫn phi ngựa về đến làng, khi qua quán hàng nước đầu làng, ông đã hỏi bà chủ quán: "Thưa bà, phàm trên đời có ai bị đứt cổ mà vẫn sống đợc không?". Bà chủ quán nói rằng: "Thưa tướng quân, trường hợp như thế mà còn sống được hoạ là người nhà Trời!". Nghe xong, Tướng quân cởi băng khỏi cổ, máu chảy tuôn trào, rồi chết... Dân làng mai táng, sau đó hiển thánh giúp nhiều dân làng tai qua nạn khỏi, dân làng tôn vinh làm Thành hoàng của địa phương và lập đền thờ". Trong đền thờ có bức đại tự: “Hà Quang Chính Từ ”. Tiếc rằng trong những thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, cụ Từ trông coi đền tên Trinh họ Trần đã cao tuổi không biết giao việc hương khói và cất giữ các văn tự có liên quan lại cho ai, đã làm lễ yết bái xin âm dương linh ứng, rồi đốt hết đồ tế lễ cùng mọi văn tự liên quan. Trong chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, vùng làng quê này cũng bị bom đạn cày xới, đền thờ ông cũng bị tàn phá; hiện nay chỉ còn phần mộ tướng quân Hà Tông Chính tại khối phố VI, phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh. Hàng năm, nhân ngày tế Tổ, con cháu họ Hà ở xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh vẫn tảo mộ dâng hương[7] (mộ Hà Tông Chính nhân dân địa phương gọi là mả Trạng).
[1] Gia phả họ Hà xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn lập ngày 16 tháng 10 năm Ất Dậu (1745)
[2] ĐVSKTT TT, HN 2011, tr 459, 460.
[3] Nghĩa Liệt thành, còn có tên là Lam thành, tiếng địa phương Nghệ An gọi là thành Rú Thành, xã Nghĩa Liệt nay là xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
[4] Thuộc đất tỉnh Hà Tĩnh ngày nay.
[5] Làng Hào Mai (Yên Lệ - Yên Hòa) xã Cẩn Tiết là xã từ thời Trần đến trước năm 1945, sau năm 1945 đổi gọi là xã Thạch Linh thuộc huyện Thạch Hà. Khi thành phố Hà Tĩnh được thành lập tháng 3 năm 2007 phần đất làng Yên Hòa nay thuộc khối VI phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
[6] Sắc triều Nguyễn vua Duy Tân năm thứ III, ngày 8 tháng 11 năm Kỉ Dậu (1909) ban cho Hà Tông Chính.
[7] Từ xa xưa, hàng năm vào sáng 14 tháng Giêng đại diện các chi thuộc đại tộc họ Hà xã Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh vào tảo mộ (chạp mộ) dâng hương, chiều ấy làm lễ yên vị, sáng rằm lễ tế tổ.
Nguồn : http://khuluuniemhahuytap.vn/